• Phuc's Notes
  • Posts
  • Tổng hợp các bài tập lập trình

Tổng hợp các bài tập lập trình

Tổng hợp tất cả các bài tập lập trình, có thể dùng để luyện tập bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào

I. Các bài toán với số nguyên

  1. Nhập vào 2 số a và b, tính tổng a + b, hiển thị ra kết quả (dùng lệnh Say nếu dùng Scratch).
    Ví dụ: nhập a = 5, nhập b = 8, hiển thị: Tổng của hai số đã nhập là: 13

    Bài giải bằng Scratch

  2. Nhập vào 2 số a và b, tính hiệu a - b, hiển thị ra kết quả (dùng lệnh Say nếu dùng Scratch) .
    Ví dụ: nhập a = 15, nhập b = 8, hiển thị: Hiệu của hai số đã nhập là: 7

  3. Nhập vào 2 số a và b, tính tích a x b, hiển thị ra kết quả (dùng lệnh Say nếu dùng Scratch).
    Ví dụ: nhập a = 5, nhập b = 3, hiển thị: Tích của hai số đã nhập là: 15

  4. Nhập vào 2 số a và b, tính thương a / b, hiển thị ra kết quả (dùng lệnh Say nếu dùng Scratch).
    Ví dụ: nhập a = 15, nhập b = 3, hiển thị: Thương của hai số đã nhập là: 5

    Chú ý:

    • Nếu b = 0 thì hiện thông báo: “Không thể chia cho số 0”

  5. Nhập vào một số từ bàn phím, kiểm tra số đó là chẵn hay lẻ. Hiển thị (dùng lệnh Say nếu dùng Scratch) ra kết quả.

    Ví dụ:

    • Nhập số 8 → “8 là một số chẵn”

    • Nhập số 11 → “11 là một số lẻ”

  6. Nhập vào một số từ bàn phím, kiểm tra số đó là chẵn hay lẻ. Hiển thị (dùng lệnh Say nếu dùng Scratch) ra kết quả. Ràng buộc: không được dùng phép chia có dư (modulo, mod)

    Ví dụ:

    • Nhập số 8 → “8 là một số chẵn”

    • Nhập số 11 → “11 là một số lẻ”

  7. Nhập vào 2 số từ bàn phím, so sánh 2 số và đưa ra kết quả.
    Ví dụ:

    • Nhập số thứ nhất 20, số thứ hai 10 → “20 > 10”

    • Nhập số thứ nhất 15, số thứ hai 30 → “15 < 30”

    • Nhập số thứ nhất 100, số thứ hai 100 → “100 = 100”

  8. Nhập vào 2 số từ bàn phím, tính trung bình cộng của 2 số và đưa ra kết quả. (Để tính trung bình cộng của hai số, ta lấy hai số cộng lại rồi chia cho 2).
    Ví dụ:

    • Nhập số thứ nhất 10, số thứ hai 20 → “Trung bình cộng của 10 và 20 là: 15”

  9. Nhập vào một số N từ bàn phím, tính tổng các chữ số từ 1 đến N và hiển thị ra kết quả:

    Ví dụ:

    • Nhập N = 5 → Tổng = 1 + 2 + 3 + 4 + 5 = 15 → “Tổng các chữ số từ 1 đến 5 là 15

    • Nhập N = 3 → Tổng = 1 + 2 + 3 = 6 → “Tổng các chữ số từ 1 đến 3 là 6

  10. Nhập vào ba số a, b, c. Tìm và hiển thị số lớn nhất.

    Ví dụ: Nhập a = 10, b = 4, c = 20 → “Số lớn nhất là: 20

  11. Nhập vào ba số a, b, c. Tính toán và hiển thị số nhỏ nhất.

    Ví dụ: Nhập a = 10, b = 4, c = 20 → “Số nhỏ nhất là: 4

  12. Nhập vào một số tự nhiên, hiển thị ra tất cả các số nhỏ hơn số tự nhiên đã nhập.

    Ví dụ: Nhập 10 → “Các số tự nhiên nhỏ hơn 10 là: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9

  13. Nhập vào một số số tự nhiên, hiển thị ra tất cả các số tự nhiên lẻ nhỏ hơn số tự nhiên đã nhập.

    Ví dụ: Nhập 10 → “Các số tự nhiên lẻ nhỏ hơn 10 là: 1, 3, 5, 7, 9

  14. Nhập vào một số tự nhiên, hiển thị ra tất cả các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn số tự nhiên đã nhập.

    Ví dụ: Nhập 10 → “Các số tự nhiên lẻ nhỏ hơn 10 là: 0, 2, 4, 6, 8

  15. Nhập vào một số tự nhiên, liệt kê tất cả các ước số của số tự nhiên đó.

    Ví dụ: Nhập 12 → “Các ước số của 12 là: 1, 2, 3, 4, 6 ,12

  16. Nhập vào một số tự nhiên, tính tổng tất cả các ước số của số tự nhiên đó.

    Ví dụ: Nhập 12 → Các ước số của 12: 1, 2, 3, 4, 6, 12 → Tổng = 1 + 2 + 3 + 4 + 6 + 12 = 28 → “Tổng các ước số của 12 là: 28”

  17. Nhập vào một số tự nhiên, tính tích tất cả các ước số của số tự nhiên đó.

    Ví dụ: Nhập 12 → Các ước số của 12: 1, 2, 3, 4, 6, 12 → Tổng = 1 x 2 x 3 x 4 x 6 x 12 = 1728 → “Tổng các ước số của 12 là: 1728”

  18. Nhập vào một số tự nhiên, đếm tổng số ước số của số tự nhiên đó.

    Ví dụ: Nhập 12 → Các ước số của 12: 1, 2, 3, 4, 6, 12 → “Số 12 có 6 ước số”

  19. Nhập vào một số tự nhiên, đếm tổng số ước số lẻ của số tự nhiên đó.

    Ví dụ: Nhập 12 → Các ước số của 12: 1, 2, 3, 4, 6, 12 → Có 2 ước số lẻ là 1 và 3 → “Số 12 có 2 ước số lẻ”

  20. Nhập vào một số tự nhiên, tính tổng số ước số lẻ của số tự nhiên đó.

    Ví dụ: Nhập 12 → Các ước số của 12: 1, 2, 3, 4, 6, 12 → Có 2 ước số lẻ là 1 và 3 → Tổng ước số lẻ = 1 + 3 = 4 → “Tổng tất cả ước số lẻ của 12 là: 4”

  21. Nhập vào một số tự nhiên, đếm tổng số ước số chẵn của số tự nhiên đó.

    Ví dụ: Nhập 12 → Các ước số của 12: 1, 2, 3, 4, 6, 12 → Có 4 ước số chẵn là 2, 4, 6 và 12 → Tổng ước số chẵn = 2 + 4 + 6 + 12 = 24 → “Tổng tất cả các ước số chẵn của 12 = 24”

  22. Nhập vào một số tự nhiên, tính tổng số ước số chẵn của số tự nhiên đó.

    Ví dụ: Nhập 12 → Các ước số của 12: 1, 2, 3, 4, 6, 12 → Có 4 ước số lẻ là 2, 4, 6 và 12 → “Số 12 có 4 ước số chẵn”

  23. Nhập vào hai số tự nhiên, tìm ước số chung lớn nhất của hai số. Ước số chung lớn nhất là số lớn nhất mà cả hai số đều chia hết cho số đó.

    Ví dụ: Cho hai số 12 và 8.
    12 chia hết cho 1, 2, 3, 4, 6, 12

    8 chia hết cho 1, 2, 4, 8
    → Số lớn nhất mà cả 8 và 12 chia hết là số 4. Vậy 4 là ước số chung lớn nhất của 12 và 8.

  24. Nhập vào hai số tự nhiên, tìm bội số chung nhỏ nhỏ của hai số. Bội số chung nhỏ nhất là số nhỏ nhất chia hết cho cả hai số đó.

    Ví dụ: Cho hai số 12 và 8.
    Các số chia hết cho 12: 0, 12, 24, 36…

    Các số chia hết cho 8: 0, 8, 16, 24, 32, …
    → Số nhỏ nhất chia hết cho cả 8 và 12 là 24. Vậy 24 là bội số chung nhỏ nhất của 12 và 8.

  25. Nhập vào một số tự nhiên, kiểm tra xem số đó có phải là số nguyên tố hay không?

  26. Nhập vào một số nguyên dương, đếm số chữ số của số đó.

    Ví dụ: Nhập 10 → “Số 10 có 2 chữ số”. Nhập số 123 → “Số 123 có 3 chữ số”

  27. Nhập vào một số nguyên dương, đếm số lượng chữ số lẻ của số đó.

    Ví dụ: Nhập 123 → Có 2 số lẻ: 1 và 3 → “Số 123 có 2 chữ số lẻ”

  28. Nhập vào một số nguyên dương, đếm số lượng chữ số chẵn của số đó.

    Ví dụ: Nhập 123 → Có 1 số chẵn: 2 → “Số 123 có 1 chữ số chẵn”

  29. Nhập vào một số nguyên dương, tính tổng các chữ số lẻ của số đó.

    Ví dụ: Nhập 123 → Có 2 số lẻ: 1 và 3 → 1 + 3 = 4 → “Tổng các chữ số lẻ của số 123 là 4”

  30. Nhập vào một số nguyên dương, tính tổng các chữ số chẵn của số đó.

    Ví dụ: Nhập 123 → Có 1 số chẵn: 2 → “Tổng các chữ số chẵn của số 123 là 2”

  31. Nhập vào một số nguyên dương, kiểm tra xem số nguyên dương này có chứa toàn số lẻ hay không?

    Ví dụ:

    Nhập 135 → “Số 135 chứa toàn số lẻ

    Nhập 123 → “Số 123 không chứa toàn số lẻ

  32. Nhập vào một số nguyên dương, kiểm tra xem số nguyên dương này có chứa toàn số chẵn hay không?

    Ví dụ:

    Nhập 246 → “Số 246 chứa toàn số chẵn”

    Nhập 234 → “Số 234 không chứa toán số chẵn”

II. Các bài toán hình học

  1. Nhập vào cạnh một hình vuông, tính toán và hiển thị chu vi và diện tích hình vuông.

    Ví dụ: Nhập chiều dài cạnh hình vuông: 8 → Chu vi = 32, diện tích = 64

  2. Nhập vào chiều dài và chiều rộng của một hình chữ nhật, tính toán và hiển thị chu vi và diện tích hình chữ nhật.

    Ví dụ: Nhập chiều dài = 8, chiều rộng = 4 → Chu vi = 24, diện tích = 32

  3. Nhập vào bán kính của hình tròn, tính chu vi và diện tích của hình tròn đó.

III. Các bài toán liên quan đến danh sách/mảng

  1. Cho một danh sách chứa 10 số ngẫu nhiên từ 1 đến 100, viết chương trình tìm số lớn nhất trong danh sách.

  2. Cho một danh sách chứa 10 số ngẫu nhiên từ 1 đến 100, viết chương trình tìm số nhỏ nhất trong danh sách.

  3. Cho một danh sách chứa 10 số ngẫu nhiên từ 1 đến 100, viết chương trình đếm tổng số chữ số chẵn trong danh sách.

  4. Cho một danh sách chứa 10 số ngẫu nhiên từ 1 đến 100, viết chương trình đếm tổng số chữ số lẻ trong danh sách.

  5. Cho một danh sách chứa 10 số ngẫu nhiên từ 1 đến 100, viết chương trình tính tổng tất cả các con số trong danh sách.

  6. Cho một danh sách chứa 10 số ngẫu nhiên từ 1 đến 100, viết chương trình tính tổng tất cả các con số lẻ trong danh sách.

  7. Cho một danh sách chứa 10 số ngẫu nhiên từ 1 đến 100, viết chương trình tính tổng tất cả các con số chẵn trong danh sách.

  8. Cho một danh sách chứa 10 số ngẫu nhiên từ 1 đến 100 và một số N nhập từ bàn phím, đếm tổng số lần xuất hiện của N trong danh sách.

  9. Cho một danh sách tên các học sinh, đếm số học sinh mà tên có độ dài lớn hơn N (N nhập từ bàn phím).

  10. Cho một danh sách tên các học sinh, đếm tổng số ký tự (chữ cái) của tất cả các tên học sinh trong danh sách.

Reply

or to participate.